Chia sẻ trải nghiệm học tập
Table of contents
- 1. Tay ngang rẽ sang IT thì sao?
- 2.Giải pháp học tập cho "người nghèo"
- 3. Để làm việc trong ngành IT, thì nên học những cái gì nhỉ?
- 4. Em cũng có đi hỏi người này người kia đấy, nhưng mà người ta không trả lời em!
- 5. Tiếng Anh của mình kém lắm, mình chẳng học được trên mấy trang MOOCs đâu
- 6. Làm thế nào để giữ động lực trong việc học thế?
- 7. Ôi trời, mình học nhiều, nhưng mà chẳng nhớ được bao nhiêu
- 8. Làm sao để kiếm việc làm?
- Kết:
- Bonus:
Hôm nay mình muốn chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên.
Sơ sơ thì mình đã lăn lộn trong ngành IT ngót nghét khoảng 6 năm (tính cả thời gian học fresher, làm intern, do mình trái ngành chuyển qua). Thi thoảng, các bạn sinh viên hoặc mới vào ngành, đặc biệt là chuyển ngành hay hỏi mình cách mình học và cách mình duy trì động lực cho việc học hành, nên mình sẽ viết bài này để thay cho câu trả lời
1. Tay ngang rẽ sang IT thì sao?
Trả lời:
Chẳng sao cả, miễn là bạn biết mình đang làm gì, và đủ kiên trì với dự định của bạn!
Đừng nhìn vào những bài báo viết rằng lương IT vài nghìn đô, và cũng đừng thần thánh hoá những người đang làm việc trong ngành IT! Tương lai của bạn, không thể chỉ dựa vào những thứ mù mịt đó, đúng không?
Đầu tiên, hãy tự hỏi bản thân mình:
Bạn sẽ chấp nhận cả ngày ngồi suy nghĩ, thử nghiệm để fix 1 bugs trong code của mình chứ?
Bạn sẽ chấp nhận sự thật rằng nếu tay ngang chuyển sang, đặc biệt là những người đã đi làm được 1 thời gian, thì lương của bạn có thể sẽ giảm? (Vì mới chuyển ngành, bạn còn rất non trẻ, muốn mức lương 2x chẳng hạn ngay lập tức, là gần như không thể)
Bạn có thể dành tối thiểu 1h mỗi ngày để dành cho việc học, update kiến thức?
Ngành IT có thể có đầu vào cao hơn các ngành khác một chút. Nhưng biên độ tăng lương về lâu dài, thì không lớn lắm đâu, trừ khi bạn là một nhân tố có chút "outstanding", nhưng chúng ta hãy cứ hiểu đa số chúng ta sẽ không thuộc nhóm này. Do đó, nếu bạn không chuẩn bị sẵn kế hoạch, tâm lý, thì có thể 1-2 năm nữa, nhận ra đời chẳng là mơ, lại đổi ngành. Ừ thì cứ sai đi vì cuộc đời cho phép, nhưng quan điểm của mình thì tuổi trẻ là hữu hạn, sức người là hữu hạn, do đó mình sẽ không vì một sự "bỗng nhiên thinh thích" mà làm gì đó :D
Với lượng thông tin khổng lồ trên internet, thì ngành IT không khó để chuyển sang. Nhưng với mình, thì cái mình cảm thấy thiếu, và khó khăn nhất là các "keywords". Mình không biết để làm được những việc mà mọi người ngoài kia thì phải tìm hiểu cái gì.
\=> Mình đã giải quyết việc này bằng cách: Cố gắng gặp gỡ những người trong ngành mà mình nghĩ rằng có thể giúp được mình (nếu may mắn networking được với những người có tiếng tăm trong giới thì càng tốt), và nghe họ nói chuyện về công việc, hỏi họ mình cần học những gì, cần tư duy như nào để làm được việc A, việc B, hay việc C.
Câu hỏi đặt ra:
Nhưng mà mình không biết phải làm sao quen biết được cả, mình lại còn hướng nội nữa, ngại lắm!
\=> Câu trả lời của cá nhân mình: Nếu không có 1 tí "mặt dày" thì cuộc sống sẽ khá khó khăn. Và tin vui cho bạn là chỉ cần bạn muốn, và đủ chân thành, nhiệt huyết thì cả thế giới sẽ giúp bạn! Mình thuộc team "có bệnh thì vái tứ phương", chưa cần gặp mặt ngày nào, nhưng cứ có vẻ là sẽ giúp được mình, thì mình inbox hỏi tất, inbox luôn cả những người như: anh Việt CV Fsoft (giờ anh không ở Fsoft nữa rồi thì phải), cả anh Ngọc Chánh trong J2Team, và hình như cả anh Mạnh Tuấn để hỏi cách code luôn :v
Sư phụ của mình trong mảng AWS Cloud cũng vậy, thấy mọi người giới thiệu SA của AWS, lại là tác giả của First Cloud Journey (https://cloudjourney.awsstudygroup.com/), đúng cái mình cần, thế là inbox hỏi đủ thứ luôn hehe.
Ngoài ra, chatbot, AI giờ rất phát triển, bạn từng hỏi cả AI chưa? :D
2.Giải pháp học tập cho "người nghèo"
Gia đình của mình cả nhà làm nông, đến bây giờ mình vẫn nhớ mãi có những ngày, mình từng phải đun 1 quả trứng thật mặn vào, để có thể bớt nhạt mồm miệng mà ăn trong 2 bữa: trưa và tối. Học phí của mình hồi ĐH cũng không phải quá nhỏ, nên dĩ nhiên chẳng có đâu nguồn lực tài chính để đi học trung tâm này kia. Thế nên, mình phải lăm le những trang web cung cấp khoá học online (MOOCs) để học thêm. Sau này đi làm, có chút tiền mình mới có khả năng mua subscription, còn trước đây khi còn sinh viên thì 100% là học các khoá free, hoặc audit.
Những nơi mình đã đặt chân qua:
- Khan Academy:
Link: https://www.khanacademy.org/
Khan Academy gắn chặt với mình 1 kỷ niệm hồi còn học FTU. Khi mới lên ĐH, mình nghĩ là ngữ Pháp tiếng Anh và từ của mình không tệ tới mức mù tịt, nhưng nghe nói thì vô cùng kém vì không có điều kiện cũng như môi trường luyện tập. Mình lại học trong lớp giảng dạy bằng tiếng Anh, nên nửa kỳ đầu gần như không hiểu giáo viên nói gì cả, thi thoảng quay sang hỏi bạn nhờ tóm tắt, nhưng hỏi riết cũng ngại nên đành tự tìm giải pháp.
Nhờ khoá Microeconomics và Macroeconomics của Khan Academy mà trộm vía, mình không phải học lại 2 môn chuyên ngành này hồi đó :D
- Coursera:
Link: https://www.coursera.org/
Ngày xưa, mình không biết là Coursera có cho Financial Aid, nên 100% khoá học mình enroll đều dưới dạng Audit thôi.
- Edx:
Link: https://www.edx.org/
Tương tự Coursera, 100% audit
- Udemy:
Link: https://www.udemy.com/
Mình được anh cùng CLB hồi ĐH giới thiệu trang này, nên cứ leve tìm kiếm khoá free, và lên mạng search "Udemy 100% coupon" để tìm xem có khoá nào miễn phí hay không
Sau này nghĩ lại, thì mình nhận ra: Đừng đổ lỗi cho việc bạn sinh ra đã nghèo, cuộc sống này không tiệt đường sống của ai cả, miễn bạn cố gắng khắc phục cái khó khăn của mình.
Trộm vía, trộm vía, mình vẫn tốt nghiệp bằng cử nhân, và chỉ có duy nhất môn Khiêu vũ là mình phải học 3 lần mới qua môn, còn lại không phải học lại môn nào suốt 4 năm ĐH :D
Đến bây giờ, mình cũng chưa từng học ở trung tâm, mà vẫn tìm về các trang web học online, mua subscription để học.
\=> Tips cho bạn chỗ này:
Mình tìm được 1 trang rất hay để bạn có thể tìm kiếm khoá học nếu không biết phải học nội dung mà bạn quan tâm ở đâu, đó là:
3. Để làm việc trong ngành IT, thì nên học những cái gì nhỉ?
Trả lời:
Ngành IT rất rộng, và có rất nhiều thứ để học, tuy nhiên, theo như mình quan sát thì nắm chắc những kiến thức: Lập trình, OS, Networking, Database, và kỹ năng chia nhỏ vấn đề thì giải quyết hầu hết mọi vấn đề.
4. Em cũng có đi hỏi người này người kia đấy, nhưng mà người ta không trả lời em!
Trả lời:
\=))) Thực ra thì, cũng sẽ có lúc, vì nhiều lý do, họ bận, họ không thích bạn, hoặc họ không biết vấn đề bạn hỏi thật, nên không trả lời là bình thường. Nhưng thi thoảng ấy, bạn cũng hãy xem lại cách hỏi của bạn xem :D Nói thật bạn nào mà hỏi không rõ ràng, mình cũng không muốn trả lời đâu.
Thi thoảng có bạn "chị ơi em làm cái A, cái B, nhưng lỗi không làm được. Tại sao nhỉ?" => Ôi bạn ơi, dữ liệu đầu vào của bạn chỉ có thế này thôi ấy, thì mình chịu thôi =)))
Khi bạn muốn hỏi hay muốn báo cáo 1 issue nào đó, thì hãy ít nhất bao gồm những thông tin như dưới đây được không:
Báo cáo vấn đề: Hiện trạng - phán đoán nguyên nhân nếu có - effort xử lý? - Bao giờ thì cập nhật lại?
Hỏi lỗi: muốn làm gì - đang làm theo guide nào/hướng dẫn nào - đến bước nào rồi - lỗi gì? Log lỗi? - Đã điều tra những gì - có phán đoán gì không?
Thông tin đầu vào rõ ràng, thì mới ra được kết quả rõ ràng, thuận tiện cho bạn, thuận tiện cả cho người hướng dẫn bạn. Bạn còn chẳng thèm tra cứu tìm cách giải quyết, thì trông chờ người khác sao được? Do đó, nếu vấn đề đến từ bạn, thì hãy cải thiện ngay nhé!
5. Tiếng Anh của mình kém lắm, mình chẳng học được trên mấy trang MOOCs đâu
Trả lời:
Biết kém, mà không tìm cách cải thiện sao bạn :D
Nếu để nói là kém, thì hãy đọc lại phần số 1 của mình, lúc đó mình còn tưởng mình sắp "bay màu" khỏi FTU vì tiếng Anh kém rồi cơ :D Nhưng mình nghĩ: "Chẳng lẽ lại cứ mãi như thế?", và mình bắt đầu cố gắng học hơn. Thái độ tiếp cận vấn đề, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả, cá nhân mình nghĩ vậy.
Lúc ấy, mình phải cố căng não ra mà suy luận, căng tai ra mà nghe, cố học theo tâm thế sống - còn đúng nghĩa. Việc bạn định nghĩa một việc là quan trọng, thì tự nhiên bạn sẽ cố gắng dồn hết khả năng của mình vào, còn nếu bạn nghĩ à học cho biết, học cho qua môn, thì dĩ nhiên bạn sẽ không sử dụng hết khả năng của mình rồi, đúng không?
Ngoài ra, thì một tips của mình là: Hãy đọc sách chuyên ngành bằng tiếng Anh nhiều lên, hãy viết nhiều vào, dần dần sẽ học được cách triển khai ý bằng tiếng Anh, nghĩ bằng tiếng Anh thay vì dịch word to word từ Việt sang Anh, mất nhiều thời gian mà không hiệu quả.
Vì học chương trình dạy bằng tiếng Anh, nên giáo trình của mình cũng bằng tiếng Anh, thi bằng tiếng Anh, viết luận bằng tiếng Anh,... tóm lại là mọi thứ bằng tiếng Anh, một thời gian viết nhiều, đọc nhiều xong tự nhiên mình thấy phản xạ tiếng Anh tốt hơn hẳn, câu chuyện còn lại chỉ là đủ dũng khí để mà nói hay không thôi :D
6. Làm thế nào để giữ động lực trong việc học thế?
Trả lời:
Mình hay nói đùa với bạn bè: Động lực là NGHÈO!
Nhưng đùa cũng là thật, thật cũng như đùa :D Mình nghèo thật, mình dốt thật, nên mình sợ mình không chịu học tập, thì sẽ thụt lùi, sẽ bị đuổi việc :D Chẳng có magic gì ở đây, vì động lực của mình đến từ sự sống - còn :D
7. Ôi trời, mình học nhiều, nhưng mà chẳng nhớ được bao nhiêu
Trả lời:
Mình lại phải nhắc lại nỗi đau của mình đã đề cập ở phần 1: Chậm tiêu, hay nói thẳng ra là dốt, kém thông minh, lại còn hay quên
Và cách mình khắc phục là:
Ngày nào cũng dành ít nhất 1h để học, không hẳn là ngồi lì 1 chỗ, bởi vì mình cũng có rất nhiều việc khác phải làm, nên mình sẽ học bất cứ khi nào có thể: Khi đi ăn trưa đợi món, khi ngồi trên xe, trước khi đi ngủ,... :D
Chỉ cần mỗi lần 10 phút thôi, 6 lần đã học được 1h rồi, và tuần học 6 ngày thì cũng đã được 6h. Đối với mình thì học nhiều, không bằng học đều, dù trời sập thì cũng sẽ cố gắng học 1 chút xíu.
Những phần nào khó nhớ, thì mình thường sử dụng flashcard, để cứ rảnh là bỏ ra xem lại.
Giới thiệu với bạn tools flashcard mà mình dùng, và cực kỳ ưng ý, cứ nhắc đến flashcard với ai là mình phải giới thiệu ngay, đó là Vaia - có thể sử dụng trên điện thoại, và cả trình duyệt, có thể upload pdf, tạo Flashcard từ pdf, làm bài kiểm tra do AI tạo, tạo notes, tạo nhắc nhở học tập miễn phí.
Link cho bạn nào quan tâm:
Nếu bạn đăng ký từ link refer của mình bên trên, thì cả mình và bạn đều có thể trải nghiệm 1 tuần Premium, không mất phí, không gắn thẻ, rất tuyệt vời.
8. Làm sao để kiếm việc làm?
Trả lời:
Cái này thì mình chia sẻ trải nghiệm của cá nhân mình - một người khá là "chậm tiêu", lại còn "não cá", không tiền bạc, không tài năng.
Hồi mình mới tốt nghiệp ĐH, bạn mình dạy cho mình Java basic trong vòng 1 tuần, mình cũng gửi email xin vào học Fresher của CMC, lúc đó thì nói thật là mình chẳng có gì trong tay, chỉ có 1 project đang làm vẫn chưa hoàn thiện đem đến phòng phỏng vấn.
Mình có xin phép anh phỏng vấn mình được show sản phẩm đã làm, tự mình nhận xét mình đã làm được gì, chưa làm được gì (và mình cũng nói thẳng là chưa làm được vì mình chưa biết phải làm như nào), mình định cải thiện gì, thậm chí là tranh thủ hỏi luôn cả anh ấy vào cuối buổi là mình sẽ học cái gì để làm được tiếp =))) Và thật bất ngờ, anh ấy trả lời mình rất chi tiết, tỉ mỉ luôn :D
Do đó, lời khuyên của mình là: Hãy làm project đi nha!
\=====
Kết:
Thôi, dài quá rồi :D Mình sẽ kết thúc chia sẻ tại đây, nếu có điều gì muốn nói với mình thì bạn comment nha, có thời gian mình sẽ viết bài trả lời!
\=======
Bonus:
Mình rất thích học dưới dạng Flashcard và Quiz, mình cũng làm nhiều quiz trên quizne lắm rồi này, nếu đúng chủ đề bạn quan tâm, thì mời bạn vào chơi quiz cùng mình nhé:
Quiz AWS basics:
1/ https://www.quizne.com/quiz/cau-hoi-kien-thuc-aws-can-ban
2/ https://www.quizne.com/quiz/aws-cloud-practioner-quiz-domain-1-cloud-concepts
3/ https://www.quizne.com/quiz/aws-cloud-practioner-quiz-domain-2-security-and-compliance
4/ https://www.quizne.com/quiz/aws-cloud-practioner-quiz-domain-3-cloud-technology-and-services
5/ https://www.quizne.com/quiz/aws-cloud-practioner-quiz-domain-4-billing-pricing-and-support
Quiz từ vựng tiếng Nhật cơ bản:
1/ https://www.quizne.com/quiz/jlpt-n5-vocabulary-part-1
2/ https://www.quizne.com/quiz/jlpt-n5-vocabulary-part-2
Quiz SQL cơ bản:
https://www.quizne.com/quiz/cau-hoi-sql-can-ban
Quiz k8s cơ bản:
https://www.quizne.com/quiz/k8s-quiz
Quiz GCP cơ bản:
https://www.quizne.com/quiz/google-cloud-quiz
Quiz MongoDB cơ bản:
https://www.quizne.com/quiz/quiz-kien-thuc-mongodb-co-ban
Quiz tiếng Trung cơ bản:
https://www.quizne.com/quiz/quiz-tieng-trung-co-ban
Quiz từ vựng màu sắc tiếng Tây Ban Nha:
https://www.quizne.com/quiz/spanish-color-quiz
Quiz ngữ pháp tiếng Anh cơ bản:
https://www.quizne.com/quiz/quiz-ngu-phap-tieng-anh-co-ban
Quiz Python (mình sẽ còn update thêm)
Syllabus Python Intensive: https://yentrinh.hashnode.dev/python-intensive-course-syllabusu